CHẾ PHẨM SINH HỌC EM

Chế phẩm sinh học EM

95.000 
EM HTP là sự kết hợp đa dạng của vi sinh vật; ban đầu được phát triển như một chất cải tạo đất và cây trồng, nhưng hiện nay EM HTP được sử dụng ở phạm vi rất rộng. EM HTP có thể tăng cường cải thiện đất và cây trồng thông qua

– Cải thiện cấu trúc hệ rễ của cây trồng

– Tăng cường hiệu suất sử dụng phân bón

– Đẩy nhanh quá trình ủ phân bằng việc đẩy nhanh sự phân hủy chất hữu cơ

– Tăng độ phì của đất

– Cải thiện năng suất và quá trình nở hoa của cây

– Giảm bệnh và tăng tính kháng sâu bệnh của cây trồng

– Giảm mùi hôi

Giá bán lẻ từ 1L – 5L: 95.000 đ/1 Lít
Giá sỉ từ 5L trở lên: 80.000 đ/1 Lít
Có Ship COD và ship qua xe khách đi các tỉnh.
Liên hệ: 0346230499
1. Khái Niệm Về EM

EM được gọi là Vi sinh vật hữu hiệu Effective Microorganisms (EM). EM là một công nghệ được phát triển bởi Tiến sỹ Teruo Higa, Trường Đại học Tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản từ những năm 1980. EM đã được công nhận và được áp dụng rộng rãi trên 140 nước trên thế giới. EM HTP bao gồm một tập hợp hỗn hợp các vi sinh vật kỵ khí và hiếm khí có ích (khoảng 80 loài) sống cộng sinh trong cùng môi trường. Sử dụng EM HTP để tăng sự đa dạng vi sinh vật của đất và cây trồng. EM HTP chứa các nhóm vi sinh vật chính bao gồm:

– Vi khuẩn axit lactic

– Nấm Men

– Vi khuẩn quang hợp

– Actinomycetes (Xạ khuẩn) và các vi sinh vật khác

– Trichoderma

– Nấm ba màu (nấm xanh, nấm đỏ, nấm tím)

2. Vai trò của EM HTP

EM HTP sẽ giúp quá trình phân hủy các chất hữu cơ, và trong quá trình lên men, sẽ tạo ra các axit hữu cơ thường không có sẵn, như: axit lactic, axit axetic, axit amin, axit malic và các hoạt chất sinh học và vitamin. Một thành phần quan trọng trong quá trình này là chất hữu cơ được cung cấp bằng cách tái sử dụng tàn dư cây trồng, phân xanh và phân chuồng. Quá trình này dẫn đến tăng mùn trong đất. Vi khuẩn axit lactic là thành phần chính trong EM HTP sẽ ức chế vi khuẩn gây bệnh cả trực tiếp và gián tiếp, thông qua việc sản xuất xạ khuẩn. EM HTP tạo ra một hiệu ứng chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của thực vật. Trichoderma tiết ra các emzyme có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm khác, giết được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.

3. Lợi ích của việc sử dụng EM HTP

EM HTP là sự kết hợp đa dạng của vi sinh vật; ban đầu được phát triển như một chất cải tạo đất và cây trồng, nhưng hiện nay EM HTP được sử dụng ở phạm vi rất rộng. EM HTP có thể tăng cường cải thiện đất và cây trồng thông qua

– Cải thiện cấu trúc hệ rễ của cây trồng
– Tăng cường hiệu suất sử dụng phân bón
– Đẩy nhanh quá trình ủ phân bằng việc đẩy nhanh sự phân hủy chất hữu cơ
– Tăng độ phì của đất
– Cải thiện năng suất và quá trình nở hoa của cây
– Giảm bệnh và tăng tính kháng sâu bệnh của cây trồng
– Giảm mùi hôi
4. Ưu điểm của EM

Yếu tốEM HTPEMTrichoderma
Thành phầnĐa dạng: 80 loài thuộc các
nhóm chính đã được liệt kê ở
trên.
Đa dạng tuy nhiên không
có Trichoderma và nấm ba
màu
1 họ Trichoderma
Tác dụngPhổ rộngPhổ rộngChuyên biệt
Chịu được điều kiện
môi trường
RộngRộngHẹp
Thay đổi khoảng
nhiệt độ
RộngRộngHẹp, đặc thù
Khoảng pHRộngRộngHẹp, đặc thù
Cách thức sử dụngTưới xuống đất, phun lên
cây, lá
Tưới xuống đất, phun lên
cây, lá
Tưới xuống đất
Hoạt động tổng hợp
của các vi sinh vật
RộngRộngChuyên biệt













                                                                                                                                                          
Cách sử dụng chế phẩm EM HTP gốc
  1. Dùng EM HTP tưới trực tiếp cho cây trồng
+ Phun định kì 3 ngày 1 lần lên cây: liều lượng 30 ml EM HTP/1 lít nước để tăng cường sức đề kháng, ức chế một số nấm bệnh hại trên cây trồng, tăng cường hấp thu dinh dưỡng của cây trồng (Quá 3 ngày phun sẽ không có tác dụng như mong muốn)
+ Tưới xuống đất định kỳ 1 -2 tuần/lần:  Pha 1,5 lít EM HTP vào khoảng 50 lít nước
  1. Dùng pha chế EM thứ cấp
Từ 1 lít EM HTP gốc có thể sản xuất được 20 lít EM thứ cấp, quy trình sản xuất như sau:
1 lít EM gốc + 1 lít gỉ đường( hoặc 1,2 kg đường đỏ) + 0,5 kg cám gạo + 17 lít nước sạch = 20 lít EM thứ cấp
Lưu ý: + Dung dịch này được bảo quản trong can hoặc phi tối màu ở điều kiện thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp, đậy hở nắp hoặc dùng bao nylon chụp hờ lên miệng can nhựa để tránh nhiễm VSV lạ, ruồi, côn trùng mà vẫn đảm bảo quá trình lên men trong khoảng 7-14 ngày tùy vào thời tiết, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu, váng nổi lên là dùng được.
+ Chiết ra chai để tiện sử dụng tránh để bay hơi.
+  Dung dịch thứ cấp không nên để quá 6 tháng.
  1. Hướng dẫn sử dụng
Sau khi đã ủ thành công EM thứ cấp tiến hành phun trực tiếp cho cây trồng hoặc xuống đất
+ Ủ phân hữu cơ (hưỡng dẫn ở mục 4 và 5).
+ Phun định kì 3 ngày 1 lần lên cây: liều lượng 60 ml EM thứ cấp/1 lít nước để tăng cường sức đề kháng, ức chế một số nấm bệnh hại trên cây trồng, tăng cường hấp thu dinh dưỡng của cây trồng (Quá 3 ngày phun sẽ không có tác dụng như mong muốn)
+ Tưới xuống đất định kỳ 1 – 2 tuần/lần:  Pha 3 lít EM thứ cấp vào khoảng 50 lít nước
Chú ý: + Nước để pha chế phẩm EM là nước máy phải để qua 1 đêm rồi mới sử dụng (để hết chất khử trong nước)
+ Nước giếng khoan phải lọc, pH nước từ 5,5 – 6,5
  1. Ủ phân hữu cơ (phân cá, bánh dầu, phân chuồng,…)
Sử dụng 20L EM thứ cấp pha với nước tưới đều lên 1m3 nguyên liệu như phân chuồng (phân heo, phân bò, phân gà, phân dê…) và phụ phế phẩm nông nghiệp (xác bã thực vật: vỏ chuối, vỏ trái thanh long, vỏ cà phê, rơm rạ, lá cây, mạt xơ dừa, mạt cưa…) theo tỉ lệ 1:1 để đạt độ ẩm 50– 55%. Đánh đống ủ cao 1 – 1,5 m, đậy bạt che mưa nắng.
Sau 15 ngày đảo trộn khối ủ một lần. Để tăng chất lượng của phân hữu cơ bà con nên tiếp tục ủ bổ sung thêm 20L EM thứ cấp tưới và trộn đều khối ủ, tiếp tục ủ cho đến khi nhiệt độ khối ủ bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài, khi này phân hữu cơ đã chín và sẵn sàng để dùng, bà con dùng để bón cho cây.
Lưu ý: Quy trình ủ 1 lần kéo dài 15 ngày, cứ lặp đi lặp lại quy trình này càng nhiều sẽ giúp tăng chất lượng phân hữu cơ tốt hơn.
  1. Ủ bánh dầu
20 lít EM thứ cấp + 10 Kg Bánh Dầu + 35 lít nước (ủ kín)  ——>    65 lít phân bánh dầu
Thời gian ủ khoảng 2 tháng, trong quá trình ủ, từ 7-10 ngày mở ra trộn đều, nếu bánh dầu hết mùi và rã hoàn toàn, có mùi thơm thơm thì có thể sử dụng được.
Lưu ý: Có thể tăng hoặc bổ sung thêm lượng EM thứ cấp và giảm lượng nước để làm tăng tốc độ phân rã bánh dầu và khử mùi bánh dầu nhanh. Trong quá trình ủ nếu có mùi hôi thối nồng, khó chịu có thể bổ sung EM thứ cấp vào, lượng vi sinh vật có lợi trong EM thứ cấp sẽ giúp ức chế vi sinh vật có hại sinh ra trong quá trình ủ và cho chất lượng bánh tốt hơn.
SĐT liên hệ: 034.623.0499 (Ks. Trần Ngọc Hải – Tư vấn kĩ thuật)


Đăng bởi Ngọc Hải lúc lúc tháng 4 09, 2020 0 bình luận
Tags:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Copyright © 2018. NÔNG NGHIỆP TỰ NHIÊN HTP, Edit by Daotaotinhoc.vn